logo

Cách lắp đặt loa siêu trầm chuẩn và chi tiết giúp âm thanh hay hơn

MC2 Group 11/05/2022 311 lượt xem

Loa siêu trầm là thiết bị không thể thiếu trong các dàn âm thanh, đặc biệt là dàn karaoke chuyên nghiệp. Nhưng không phải ai cũng biết bố trí và lắp đặt dòng loa sub này đúng cách để mang lại hiệu quả âm thanh tốt nhất. Hãy cùng MC2 Group tìm hiểu kỹ hơn cách lắp đặt loa siêu trầm chuẩn và chi tiết để có được âm thanh hay và trong nhất nhé!

Cach-lap-dat-loa-sieu-tram-chuan-va-chi-tiet-giup-am-thanh-hay-hon

I. Loa siêu trầm là gì?

Hiện nay, loa siêu trầm còn được biết đến với tên gọi khác là loa sub hay loa subwoofer. Loa có tần số siêu nhỏ, chỉ từ 20Hz - 200Hz, vì thế loa sub có tên gọi phổ biến là loa siêu trầm. Thông thường, loa sub sẽ được đặt trong một thùng loa to hơn, bên ngoài làm bằng gỗ chịu áp lực cao. Thùng loa sub thường bao gồm vách ngăn, loa bandpass… Qua đó đem tới cho loa khả năng hoạt động tối đa và giúp âm thanh trở nên hoàn hảo nhất.

Cach-lap-dat-loa-sieu-tram-chuan-va-chi-tiet-giup-am-thanh-hay-hon

Loa siêu trầm đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào năm 1960 với khả năng bổ sung các âm trầm cho hệ thống âm thanh. Và với nhiều ưu điểm nổi trội, loa siêu trầm nhanh chóng trở nên phổ biến trong các dàn âm thanh như dàn karaoke gia đình, kinh doanh, âm thanh hội trường, biểu diễn chuyên nghiệp…

Người dùng có thể đặt loa siêu trầm trong góc phòng, gần với vị trí người nghe và không nhất thiết phải đặt ở phía ngoài cửa. Vì có tần số siêu nhỏ, loa sub có thể xử lý các tần số âm có bước sóng dài, từ đó giúp âm thanh hay và không có sự khác nhau giữa vị trí người nghe.

II. Phân loại loa siêu trầm

Loa siêu trầm được phân loại theo nhiều cách, nhưng hiện nay loại loa này chủ yếu dựa vào cấu tạo và được chia thành 2 loại phổ biến nhất:

- Loa siêu trầm thụ động: hay còn gọi là loa sub hơi, là loại loa không được tích hợp ampli bên trong mà cần có một ampli rời để làm nguồn cung cấp tín hiệu âm thanh. Ta có thể xem chúng như các loa thông thường mà ta biết.

phan-biet-loa-sub-hoi

Loa sub hơi cần nguồn nuôi từ ampli rời nên mặt sau thường chỉ có cổng kết nối

- Loa siêu trầm chủ động: hay còn gọi là loa sub điện, là loại loa có tích hợp sẵn hệ thống ampli riêng ở ngay bên trong để tự tạo tín hiệu âm bass. Nó thường được sử dụng trong trường hợp các ampli hay receiver chính của dàn âm thanh không đủ đáp ứng khả năng tạo âm bass.

Cach-lap-dat-loa-sieu-tram-chuan-va-chi-tiet (4)

Loa sub điện được tích hợp sẵn ampli bên trong nên mặt sau ngoài cổng kết nối sẽ có thêm bảng mạch để tùy chỉnh âm thanh

III. Công dụng của loa sub trong dàn âm thanh

Bạn cần sử dụng loa sub trong dàn âm thanh để tái tạo tiếng bass chân thực nhất. Cụ thể, công dụng của loa sub chính là đem tới cho âm thanh cảm giác ấm áp hơn, dày hơn. Đồng thời tiếng bass cũng sẽ sâu và chân thực hơn. Khi kết hợp với micro, loa sub sẽ giúp micro nhạy và tạo ra âm thanh hay, chất lượng nhất.

Trong âm nhạc, tiếng bass vô cùng quan trọng. Âm thanh có chạm tới cảm xúc của người nghe hay không, có truyền tải được tình cảm, cảm xúc của người hát hay không sẽ phụ thuộc vào tiếng bass. Đây cũng là âm thanh giúp các bản nhạc mạnh mẽ và uy lực trở nên mềm mại và sâu lắng hơn. Tất cả sẽ được tạo ra nhờ dải tần số thấp, chỉ từ 20Hz - 200Hz.

Cach-lap-dat-loa-sieu-tram-chuan-va-chi-tiet-giup-am-thanh-hay-hon

Bổ sung loa sub giúp dàn âm thanh tái tạo chất âm đầy đặn và hay hơn

>> Tham khảo thêm: Tư vấn cách chọn loa sub hát karaoke hay nhất

IV. Cách lắp đặt loa siêu trầm chuẩn và chi tiết

1/ Vị trí lắp đặt loa sub

Loa sub sẽ giúp tiếng bass đầy đặn và mềm mại hơn. Vì thế, bạn nên lựa chọn vị trí lắp đặt sao cho âm bass của loa sub kết hợp hài hòa nhất với những âm thanh của thiết bị khác trong bộ dàn, để tạo nên sự sống động và chân thực nhất.

Lắp đặt loa siêu trầm ở vị trí thấp sẽ giúp loa phát huy công dụng tối đa. Đối với các dòng loa có củ bass được thiết kế ở mặt trước, bạn có thể để loa trực tiếp dưới đất. Đối với các dòng loa thiết kế bass gầm, củ loa bass nằm ở mặt dưới thì nên bố trí cách mặt đất khoảng 30-40cm là thích hợp nhất.

Thông thường, nhiều gia đình lựa chọn bố trí loa sub ở góc phòng để tiết kiệm diện tích. Cách làm này không sai, tuy nhiên loa sub nên được lắp gần 2 loa trái phải. Nếu loa sub có đường kính dưới 20cm thì cần được lắp cách loa chính khoảng 0,9 – 1,2m. Nếu bạn lắp loa sub quá xa cặp loa chính sẽ khiến âm thanh bị rời rạc, thiếu cảm giác chân thực. Bạn có thể cho driver quay mặt vào tường, tuy nhiên cũng nên chú ý khoảng cách xa tường tối thiểu là 30cm nhé.

Ngoài ra, khi lắp đặt loa sub, bạn cần vặn âm thanh to hơn. Qua đó biết được vị trí nào cho âm bass hay, chân thực mà không bị giả.

vi-tri-lap-dat-loa-sieu-tram

2/ Cách lắp đặt loa siêu trầm hiệu quả

Bước 1: Thiết kế sơ đồ lắp đặt

Trước khi tiến hành lắp đặt loa sub, bạn cần biết rõ loa siêu trầm có tích hợp sẵn ampli hay không và đọc hướng dẫn sử dụng để đảm bảo việc lắp đặt đúng quy trình. Nếu loa sub chưa có amply thì bạn cần lắp đặt thêm một thiết bị khuếch đại phù hợp để loa hoạt động. Bạn có thể thiết kế một sơ đồ lắp đặt để đảm bảo không ảnh hưởng tới các thiết bị khác của dàn âm thanh.

Bước 2: Đấu nối dây loa

Đây là bước tương đối quan trọng vì nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh. Bạn cần đo chiều dài từ receiver đến loa sub và để dư ra một đoạn. Đây là đoạn dây tín hiệu để nối với giắc RCA ở mỗi đầu. Hãy lưu ý, nếu bạn thích dùng Speaker-level thì phải thiết kế thêm nhiều dây loa. Đặc biệt là khi chỉ có thể đặt loa sub ở xa so với 2 loại loa trung tâm.

Bước 3: Kết nối loa sub

Lúc này bạn hãy đê hệ thống ở tráng thái ngừng hoạt động, và tiến hành kết nối các dây lại với nhau. Sau khi kết nối xong, bạn hãy kiểm tra lại xem loa siêu trầm đã hoạt động chưa bằng cách bật hệ thống âm thanh, sau đó tùy chỉnh và tiến hành nghe thử. Bạn hãy bật điều khiển phân tần lên tần số cao nhất, giảm âm lượng và đặt điều khiển pha về 0. Tuy nhiên, nếu như nhà sản xuất có hướng dẫn gợi ý rằng bạn nên cài đặt trước thì hãy làm theo nhé. Cắm dây nguồn, đảm bảo volume trên receiver cho về nhỏ hết cỡ sau đó bật hệ thống và loa siêu trầm.

Bước 6: Tùy chỉnh

Sau khi lắp đặt loa siêu trầm hoàn tất, bạn hãy bật lên và nghe thử âm thanh xem đã ổn chưa, kiểm tra vị trí đặt loa có hợp lý không, âm thanh có phủ đều không gian phòng hát không. Bên cạnh đó, có thể dùng đĩa test hay phần mềm nào đó để xem tiếng hát có chất lượng, trong, vang, và tròn tiếng không. Nếu cảm thấy không hài lòng thì bạn hãy xem xét lại các bước kết nối trước đó nhé. Hãy đặt receiver để sử dụng 2 kênh, sau đó thử những đoạn nhạc ở volum trung bình, vặn tiếng loa sub to lên cho đến khi nó đồng nhất với âm phát ra từ loa.

Bước 7: Phân tần

Hạ điều khiển tần số cắt cho đến khi loa trái/phải và loa sub phát ra nhưng âm tách biệt, sau đó vặn điều khiển lên đến khi các âm hòa quyện với nhau, âm thành trở nên đồng nhất, hay, chất lượng.  Đối với loa nhỏ thì tiếng bass ít hơn so với loa to, vì vậy bạn nên vặn to lên mới có thể nghe được.

Bước 8: Pha

Đối với các loa siêu trầm thường được thiết kế có công tắc để bật hai vị trí cho pha, luân phiên giữa cài đặt 0 và 180 độ như vậy sẽ giúp bạn tìm thấy cài đặt nào có tiếng bass hay hơn. Nếu sub có muốn điều chỉnh pha thì vặn đến khi tiếng bass lớn hơn.

Bước 9: Tối ưu hệ thống

Có rất nhiều tương tác giữa các phân tần và mức độ điều khiển, bạn có thể lặp lại bước 6 và 7 cho đến khi có sự đồng nhất giữa các tần số. Nghe thật kỹ các bản nhạc để chỉnh cho tiếng bass thật chắc khỏe. Nếu các nốt tự nhiên thì hãy chỉnh phân tần, còn tiếng bass quá ùng oàng thì hãy vặn nhỏ sub. Giọng nam cũng nghe sâu một cách thiếu tự nhiên hãy chỉnh tần số cắt xuống thấp.

Trên đây là các thông tin cơ bản về loa siêu trầm cũng như cách lắp đặt để đem tới âm thanh chân thực, sống động nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về loa sub và biết cách lắp đặt cho căn phòng của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc về vấn đề nào liên quan thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0935 22 39 68 để được tư vấn, giải đáp miễn phí nhanh nhất nhé.

MC2 Group

Từ khóa: Cách lắp đặt loa siêu trầm chuẩn và chi tiết giúp âm thanh hay hơn

Bình luận

Tin mới nhất
0901567199