Chất lượng loa bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố chính này
Loa được xem là thiết bị quan trọng nhất trong một dàn âm thanh. Hệ thống loa có mặt trong tất cả các dàn karaoke kinh doanh, gia đình, dàn âm thanh sự kiện, sân khấu,.... Mỗi loại loa không chỉ có thiết kế kiểu dáng, đáp ứng mức công suất, độ bền khác nhau mà còn cho ra những chất lượng âm thanh khác nhau. Vậy tại sao từng đôi loa lại có chất lượng khác nhau như thế? Những yếu tố chính nào tác động đến chất lượng của loa? Cùng giải đáp ngay tại bài viết dưới đây nhé!
I. Sự tác động của CỦ LOA đến chất lượng loa
Củ loa là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo của từng chiếc loa. Các yếu tố của củ loa ảnh hưởng chính đến chất lượng của loa chính là: công suất, độ nhạy của củ loa và khả năng đáp ứng các dải tần phù hợp với thiết kế.
1/ Công suất của củ loa
Công suất của củ loa chính là đại diện cho khả năng hoạt động của chiếc loa đó và được đo bằng thông số Watt (W). Công suất của củ loa được chia thành 2 loại là: Công suất cực đại và công suất thông thường. Công suất cực đại là mức công suất lớn nhất mà loa có thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn, còn công suất thông thường là công suất mà củ loa có thể đạt được trong khoảng thời gian dài. Việc sử dụng mức công suất cực đại về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của loa, thậm chí là cháy loa trong tích tắc.
Công suất của củ loa bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố gồm: nam châm, côn loa, khả năng tản nhiệt.
- Về nam châm:
Hiện nay trên thị trường có đến 3 loại nam châm, đó là: Alnico, Neodymium và Ferrite. Mỗi loại nam châm có kích cỡ, đặc tính và công suất lớn nhỏ không đều, vì vậy mà công suất của củ loa sẽ có sự khác nhau.
ĐẶC TÍNH CỦA TỪNG LOẠI NAM CHÂM | NAM CHÂM FERRITE | NAM CHÂM NEODYMIUM | NAM CHÂM ALNICO |
Mật độ năng lượng từ trường (BHmax) - (KJ/m3) | 10 - 40 | 200 - 440 | 10 - 88 |
Lực từ trường (Br) - (T) | 0.2 - 0.78 | 1 - 1.4 | 0.6 - 1.4 |
Khả năng dễ mất từ (Hcl) | 100 - 300 | 750 - 2000 | 275 |
Thể tích của từng loại nâm châm trên cùng mật độ năng lượng từ (m3) | 6 | 0.5 | 4 |
Thông qua bảng so sánh ta dễ dàng nhận biết được sự khác biệt trong mỗi thông số của từng loại nam châm. Từ đó có thể thấy, loại nam châm được sử dụng trong củ loa có lực từ trường càng lớn và khả năng bị khử từ càng thấp thì chất âm thanh cho ra càng cao, càng hay.
Nam châm Ferrite trong củ loa
Củ loa sử dụng nam châm Neodymium
- Về côn loa:
Côn loa (coil loa, voice coil hoặc cuộn dây đồng) là ống hình trụ được quấn dây lên đó. Nó được đặt trong khe hở từ, khe từ này càng nhỏ thì mật độ từ càng cao mà điện từ nhiều thì công suất sẽ mạnh. Đồng nghĩa với việc coil loa càng to thì công suất sẽ càng lớn.
Khi chọn loa, ngoài việc xem kích cỡ (đường kính) của côn loa, chúng ta cũng nên để ý thêm tính chất hình học của dây đồng và công nghệ của côn loa đó ra sao để có thể lựa chọn được loại loa phù hợp nhất theo mục đích sử dụng.
Các loại coil loa trong củ loa
- Về khả năng tản nhiệt:
Khả năng tản nhiệt là yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng tới công suất của loa. Trong đó, chất liệu sản xuất khung sườn và thiết kế của củ loa là hai yếu tố chính tác động tới khả năng tản nhiệt của củ loa.
Chất liệu sản xuất khung sườn cho loa rất đa dạng, nhưng trên thị trường hiện nay nhôm và sắt vẫn được ưu tiên hơn cả.
Khung sườn được sản xuất bằng chất liệu sắt sẽ dễ bị oxi hóa và dẫn đến rỉ sét đồng thời khả năng tản nhiệt của khung sườn sắt khi hoạt động với công suất cao sẽ tản nhiệt chậm. Còn đối với các khung sườn sản xuất từ chất liệu nhôm thì khả năng tản nhiệt của nhôm cao nên khi hoạt động với công suất cao, khung sườn nhôm giúp tản nhiệt tốt giúp củ loa hoạt động bền bỉ và thời gian lâu hơn.
Về thiết kế củ loa, đa số các củ loa khi thiết kế điều có một lỗ thoát hơi ở phía sau củ loa và ngay giữa nam châm, lỗ thoát hơi này là yếu tố giúp củ loa tản nhiệt trong quá trình hoạt động
2/ Độ nhạy của củ loa
Độ nhạy của loa là thông số kỹ thuật thể hiện độ lớn của âm thanh mà thiết bị phát ra. Bạn có thể hiểu theo cách đơn giản, độ nhạy của loa càng lớn thì khả năng loa kêu to càng cao với điều kiện so sánh trong cùng một môi trường định mức tiêu chuẩn và điện áp đầu vào bằng nhau.
Đơn vị đo độ nhạy của loa là Decibel (dB). Từng mẫu loa khác nhau thì độ nhạy của chúng cũng khác nhau. Hầu hết, loa có độ nhạy âm thanh trong khoảng từ 80-90 dB và mức trung bình là 87dB. Dù khoảng cách 80dB tới 90dB không lớn nhưng trên thực tế, loa có độ nhạy 90dB có khả năng kêu to gấp đôi loa có độ nhạy 80dB.
Củ loa
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của củ loa:
- Màng loa: Cấu tạo màng loa dày đồng nghĩa với việc độ nhạy của loa sẽ thấp, vậy nên đòi hỏi công suất đưa vào phải cao để làm tăng độ nhạy của loa. Và ngược lại, nếu màng loa có cấu tạo mỏng thì độ nhạy sẽ cao nên công suất đưa vào sẽ thấp hơn. Vì vậy, khi sản xuất màng loa các kỹ sư luôn phải chú ý tới vấn đề lựa chọn chất liệu phù hợp với từng loại sản phẩm ứng với từng mức độ nhu cầu khác nhau và mức giá thành khác nhau. Vì chất liệu như thế nào, khả năng tạo ra màng loa với kích thước dày mỏng hay độ bền của màng loa được tạo ra bởi chất liệu đó ra sao, khi hoạt động ở tốc độ giao động cao về lâu dài có ổn định hay không… ảnh hưởng rất nhiều tới độ nhạy của loa.
- Mạng nhện: được coi là cấu tạo ảnh hưởng đến độ nhạy của củ loa. Mạng nhện có độ đàn hồi càng tốt sẽ dẫn đến độ nhạy của củ loa càng cao. Nếu sử dụng quá lâu, công suất quá lớn sẽ làm lão hoá mạng nhện khiến âm thanh không còn rõ nét và ầm ì.
- Côn loa: trọng lượng của côn loa ảnh hưởng rất nhiều tới độ nhạy của củ loa. Nếu coil loa có trọng lượng quá nặng thì sẽ dẫn tới việc thực hiện các giao động cơ (khả năng di chuyển trong khe từ) tác động trực tiếp lên màng loa sẽ chậm hơn. Và ngược lại, coil loa có trọng lượng nhẹ thì khả năng tiếp nhận và thực hiện các giao động cơ tác động lên màng loa sẽ nhanh hơn và dẫn tới độ nhạy của củ loa cũng sẽ tốt hơn.
- Nam châm: là thành phần giúp tạo ra lực từ tương tác với cuộn dây đồng để tạo ra những xung động âm thanh và những xung động này sẽ dao động liên tục và tác động đến màng loa để phát ra âm thanh.
3/ Khả năng đáp ứng các dải tần phù hợp với thiết kế
Những đơn vị sản xuất luôn mong muốn loa có thể tái tạo chân thực âm thanh gốc một cách hoàn chỉnh nhất. Ví dụ: chúng ta ghi âm 1 bản nhạc và muốn loa phát lại bản nhạc đó với âm sắc giống hệt, chỉ có âm lượng là lớn hơn.
Tuy nhiên, chưa có dòng loa nào trên thị trường hiện nay làm được điều đó. Âm thanh ra loa không có tiếng bass nhỏ hơn so với tiếng treble thì tiếng mid nhỏ hơn tiếng bass v.v. Nên điều đó dẫn đến việc các loa sẽ được thiết kế để phù hợp với từng dải tần khác nhau.
II. Sự ảnh hưởng của THÙNG LOA đến chất lượng loa
Thùng loa cũng là 1 yếu tố cơ bản trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của loa. Những yếu tố của thùng loa ảnh hưởng đến chất lượng loa chính là chất liệu làm thùng loa, nước sơn phủ lên bề mặt loa và thiết kế của loa.
1/ Chất liệu làm thùng loa
Thùng loa được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, trong đó tiêu biểu và phổ biến nhất là gỗ và nhựa.
Thông thường, các loại gỗ MDF, ván dăm, gỗ dán và một số loại gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ thông rất được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến để đóng thùng loa toàn dải.
Thùng loa làm từ chất liệu gỗ
- Ván gỗ MDF: là loại gỗ lý tưởng để làm thùng loa vì việc cắt gọt, vắt chéo trên gỗ MDF dễ dàng hơn so với các vật liệu khác. Ngoài ra với keo dán gỗ thông thường, MDF cũng tỏ ra khá bền và dễ ăn keo, bề mặt mịn và cạnh cắt đẹp, loại này có khả năng tắt dần giao động, không phát tiếng bên trong thùng loa.
- Gỗ tự nhiên: sau khi trải qua quá trình xử lý kỹ thuật cũng được dùng để làm thùng loa cho chất lượng âm thanh cực kỳ tốt, tuy nhiên bởi giá thành cao, gia công khó, nên gỗ tự nhiên đang được hạn chế sử dụng.
Thùng loa bằng nhựa có giá thành khá rẻ, dễ sản xuất và dễ vận chuyển setup. Tuy nhiên những thùng loa sử dụng chất liệu nhựa sẽ có tính chất khá giòn và dễ nứt hoặc vỡ ở những vị trí loa rung hay các vị trí bắt óc dẫn đến loa cho ra chất âm không được hay. Ngoài ra, cấu tạo vỏ thùng nhẹ và mỏng, có tính dai nên thùng loa bằng nhựa sẽ bị cộng hưởng ở một số tần số nhất định. Việc kiểm soát chất lượng âm thanh cũng mất thời gian và công sức hơn.
Thùng loa bằng nhựa
2/ Nước sơn phủ lên bề mặt loa
Hiện nay có 3 hệ sơn phổ biến dùng trong việc sản xuất loa là: sơn dầu, sơn nước và sơn Epoxy. Mỗi loại sơn mang tính chất và độ bền khác nhau, từ đó quyết định chất lượng và độ bền của thùng loa.
- Sơn dầu: là loại sơn có một thành phần gốc nước và một thành phần gốc dầu, sơn dầu rất dễ sử dụng, nhanh khô, dẻo dai, có độ phủ và độ bám dính cao.
- Sơn nước: là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vật chất. Sơn nước có ưu điểm là bám dính tốt trên bề mặt các vật liệu giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm được phủ sơn lên.
- Sơn Epoxy: là dòng sơn công nghiệp 2 thành phần được tạo nên từ hạt nhựa epoxy, chất đóng rắn polyamide, dung môi và 1 số phụ gia khác. Sơn Epoxy có độ cứng, dai chắc, sáng bóng cùng một số tính năng chuyên dụng khác như: chống tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axit.
Do đó để chọn được loại sơn tốt cho thùng loa các bạn nên chọn hệ sơn phù hợp với sản phẩm thùng loa của mình và hệ sơn đến từ các hãng sơn có thương hiệu uy tín.
Loa chất liệu gỗ được phủ sơn lên bề mặt để bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ
3/ Thiết kế của loa
Thùng loa được thiết kế với 2 dạng chính là thùng hộp kín và thùng có lỗ thông hơi.
- Thùng loa có lỗ thông hơi: là các dòng loa bass reflex có khả năng tái tạo âm thanh tạo ra tiếng bass sâu lắng, chắc khỏe, cho phép âm thanh từ phía sau của màng loa tăng hiệu quả của hệ thống ở tần số thấp so với loa hộp kín - luôn thu được dải tần số rộng hơn. Lỗ thông hơi được bố trí ở phía trước hoặc sau và được thiết kế dưới dạng lỗ đơn hay đôi.
Loa JBL Ki08 với thiết kế thùng loa có 2 lỗ thông hơi phía sau
- Thùng loa kín: bên trong thùng loa kín người ta sẽ nhồi vật liệu giảm chấn để hấp thu rung chấn, như vậy chất âm sẽ được cải thiện nhiều. Thùng loa kín có kích thước khá nhỏ, phù hợp với diện tích, không gian phòng nghe. Loa có thể chịu được công suất lớn, có thể dễ dàng tái hiện lại các trường đoạn ngắn với âm dứt khoát, tuy nhiên, thùng loa kín có một nhược điểm là độ nhạy thấp.
III. Sự ảnh hưởng của BỘ PHÂN TẦN / BOARD CÔNG SUẤT đến chất lượng loa
Bộ phân tần - Board công suất hay còn gọi là mạch loa, là một bảng mạch hệ thống của loa có chức năng tái tạo, điều chỉnh các dải âm thanh theo từng loại loa.
1/ Phân loại phân tần của loa
Bộ phân tần được chia thành 2 loại là phân tần chủ động (active) và phân tần bị động (passive).
Phân tần bị động (Passive): loại phân tần bị động này khác với phân tần chủ động bởi khả năng vận hành. Loại loa passive sử dụng bộ phân tần bị động bắt buộc người dùng phải sử dụng Amply hoặc hệ thống rời để điều chỉnh. Vì không được tích hợp sẵn công suất bên trong nên khi sử dụng người dùng cần phải tính công suất kĩ, phù hợp để không gây hư hỏng cho loa hoặc hệ thống công suất của loa.
Mạch phân tần
Phân tần chủ động - Board công suất (active): được ứng dụng vào việc sản xuất loa Active. Dòng loa active này cho phép người dùng chơi nhạc nhanh mà không cần đến một dàn âm thanh đầy đủ hay chuyên nghiệp. Đồng thời tích hợp sẵn công suất nhất định cho một cái loa và không cần dùng đến Amply điều chỉnh.
Loa có board chủ động (loa active)
2/ Board công suất ảnh hưởng đến chất lượng loa như thế nào?
Board công suất là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong loa, là thiết bị đầu ra chủ yếu của âm thanh. Phân tần có nhiệm vụ chuyển công suất điện từ nguồn điện thành tần số âm thanh phân chia vào từng củ loa bên trong, từng chức năng của loa như tần số thấp cho loa bass và tần số cao cho loa treble. Board công suất được thiết kế phù hợp với từng loại củ loa cho nên giúp giảm được sự quá tải khi vận hành, dẫn đến củ loa khó bị cháy và khó bị hư.
IV. Sự ảnh hưởng của THƯƠNG HIỆU đến chất lượng loa
Yếu tố cuối cùng tác động đến chất lượng loa chính là thương hiệu sản xuất. Mỗi thương hiệu sẽ có những thiết kế khác nhau, ứng dụng công nghệ khác nhau, đặc biệt là về: củ loa, thùng loa,...
Đối với những thương hiệu lâu năm, uy tín trên thị trường, việc quan tâm vào thiết kế từng bộ phận nhỏ của loa là cực kỳ quan trọng và được họ đầu tư cẩn thận so với những thương hiệu mới nổi, và mỗi thương hiệu lại có những điểm mạnh, điểm yếu riêng phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng.
Chính vì vậy, lựa chọn một loại loa chất lượng, quý khách hàng cũng cần lưu tâm đến thương hiệu sản xuất của loa đó.
Dòng loa DE MH12 của thương hiệu DE Acoustics xuất xứ Đức nổi tiếng Châu Âu
Ví dụ: thương hiệu Yamaha đa số làm thùng loa kín, còn E3 Audio lại có nhiều dòng loa bass reflex.
Trên đây là một số thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của loa. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ phần nào giúp quý khách hàng lựa chọn được những chiếc loa chất lượng tốt và phù hợp với nhu cầu. Để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm loa karaoke, loa nghe nhạc, loa xem phim,... hãy liên hệ với MC2 Group qua số Hotline: 0935 22 39 68 để nhận báo giá tốt nhất.
Địa chỉ showroom: 67 Đường 57, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
-
Loa DE Acoustics MH12 (Bass 30cm)
Giá 27.500.000₫ -
Loa DE Acoustics MH10 (Bass 25cm)
Giá 18.000.000₫ -
Main E3 TX6400 Pro 4 kênh 800w
Giá 23.400.000₫ -
Amply E3 D2500
Giá 9.900.000₫ -
Dàn karaoke gia đình hay
Giá 41.399.000₫ -
Dàn karaoke gia đình JBL
Giá 46.900.000₫ -
Dàn karaoke gia đình VIP
Giá 72.190.000₫ -
Dàn karaoke kinh doanh phòng VIP
Giá 171.900.000₫ -
Dàn Karaoke Gia Đình E3 Audio
Giá 31.199.000₫ -
Dàn karaoke kinh doanh E3 Option 01
Giá 120.150.000₫ -
Dàn karaoke gia đình giá rẻ
Giá 18.990.000₫ -
Dàn Karaoke Kinh Doanh 2020
Giá 75.490.000₫
Bài viết liên quan
-
Loa Karaoke DE Acoustics Của Nước Nào ?
22/11/20241652269455 -
Top 5 Đầu Karaoke Hát Online Được Yêu Thích Nhất Năm 2019
22/11/20241652269455 -
Giải Pháp Nâng Cấp Đầu Karaoke Cũ Không Cần Thay Đầu
22/11/20241652269455 -
Cách Chỉnh Amply Karaoke Gia Đình Chuẩn Nhất
22/11/20241652269455 -
Loa Được Nhiều Chủ Quán Karaoke Tin Dùng De Acoustics MH12
22/11/20241652269455 -
3 Bí quyết chọn mua dàn karaoke gia đình hay nhất 2020
22/11/20241652269455
Bình luận