logo

Sự ảnh hưởng của cường độ âm thanh trong việc lựa chọn và lắp đặt loa karaoke

MC2 Group 11/05/2022 322 lượt xem

Nhiều người lầm tưởng rằng công suất loa karaoke càng cao thì âm thanh phát ra càng to, mạnh mẽ, cường độ càng lớn. Tuy nhiên, cường độ âm thanh của loa thể hiện qua độ nhạy mới chính là yếu tố quyết định. Mặc dù thông số này không phải là thước đo về chất lượng âm thanh, nhưng lại cho bạn biết rằng cần phối ghép với amply như thế nào để giúp dàn âm thanh hay hơn.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết các vấn đề liên quan đến cường độ âm thanh như độ nhạy của loa để lựa chọn và bố trí thiết bị phù hợp cho dàn âm thanh đẳng cấp.

Su-anh-huong-cua-cuong-do-am-thanh-trong-viec-lua-chon-va-lap-dat-loa-karaoke

1/ Độ nhạy của loa ảnh hưởng đến việc lựa chọn thiết bị khuếch đại để phối ghép

Một trong những thông số cơ bản nhưng khá hữu ích liên quan đến cường độ âm thanh khi tham khảo loa là độ nhạy (sensitivity) được đo bằng decibel (dB). Đó là con số chỉ ra loa sẽ kêu to đến mức nào trong một mức điện áp đầu vào.

Đây là thông số được đánh giá bằng cách xem xét mức nén âm (sound pressure level-SPL) của loa ở khoảng cách 1 mét khi được cung cấp 1 Watt công suất. Ví dụ, nếu độ nhạy của loa là “87dB/1W/1m” có nghĩa là ở khoảng cách 1 mét và với 1 Watt, loa này có SPL là 87dB.

Su-anh-huong-cua-cuong-do-am-thanh-trong-viec-lua-chon-va-lap-dat-loa-karaoke

Thực tế trong suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng khi mua loa karaoke thì công suất cần phải lớn để phục vụ tốt nhất cho không gian phòng hát. Tuy nhiên đó là những suy nghĩ sai lầm bởi độ nhạy mới là nhân tố chính để quyết định xem âm thanh của bạn to được đến mức nào. 

Đây là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng phối hợp giữa loa và thiết bị khuếch đại, hay gọi đơn giản là amply hoặc cục đẩy công suất. Để có âm thanh 100dB, loa có độ nhạy 80dB sẽ cần 100 Watts, còn một cặp loa 95dB chỉ cần 3 Watts để tạo ra âm thanh tương tự. Nếu muốn tăng 3dB độ nhạy thì công suất đòi hỏi tăng gấp đôi. Chính vì thế, loa có độ nhạy càng cao, càng đỡ hao công suất amply.

Nếu bộ dàn hiện tại của bạn sở hữu một ampli công suất thấp, hãy lựa chọn loa có độ nhạy cao để cân bằng dàn âm thanh, cho ra cường độ âm thanh lớn, sống động.

Su-anh-huong-cua-cuong-do-am-thanh-trong-viec-lua-chon-va-lap-dat-loa-karaoke

Loa karaoke DE Acoustics MH12 có độ nhạy khá cao phù hợp với nhiều dòng amply / cục đẩy công suất

Ngoài ra độ nhạy cũng giúp bạn xác định dòng nhạc tương ứng với loa. Ví dụ như: nhạc Disco nên sử dụng loa có độ nhạy là 115dB, nhạc Rock là 110dB, nhạc Pop là 100dB, nhạc giao hưởng: 90dB… Tùy theo nhu cầu bạn muốn thưởng thức dòng nhạc nào là chủ yếu để chọn mua loa có độ nhạy phù hợp.

2/ Ứng dụng cường độ âm thanh để lắp đặt loa karaoke

Ngoài độ nhạy ra, cường độ âm thanh còn được ứng dụng vào việc bố trí loa trong các hệ thống, dàn âm thanh lớn. Một điểm cần lưu ý chính là cường độ âm thanh ở các khoảng cách là không giống nhau. Ví dụ như bạn nghe âm thanh phát ra cách loa 1 mét sẽ khác rất nhiều so với nghe âm thanh khi cách loa 10 mét. Như thế cường độ âm thanh đo được của các loại loa cũng sẽ phải phụ thuộc vào khoảng cách từ nguồn phát đến tai người nghe (hay máy đo). Thông thường thông số này của loa quy ước ở khoảng cách 1 mét.

Hơn nữa, con người có một ngưỡng nghe nhất định. Tùy vào tai, có người chịu được mức âm thanh lên đến 130-140dB nhưng hầu hết chỉ nghe được âm thanh ở mức 125dB đổ lại. Để tính toán lắp đặt hệ thống loa cho mỗi không gian phòng hát, người ta sẽ ước lượng xem mức độ ồn của không gian đó là bao nhiêu từ đó sẽ tính toán cần cường độ âm thanh thế nào để có thể nghe rõ.

Tai không nghe thấy gì 0dB
Rạp phim cách âm, không có tiếng ồn ~50dB
Văn phòng đang làm việc ~60dB
Siêu thị ~70dB
Hội trường, nhà in, xe chạy trên đường ~80dB
Nhà máy sản xuất 90dB

Bảng cường độ âm thanh của một số môi trường trong cuộc sống

Để âm thanh nghe rõ ràng thì nguồn phát phải cần có cường độ âm lớn hơn môi trường khoảng 6dB, và nếu muốn nghe hay hơn thì mức chênh lệch phải từ 10-20dB. Cách tính này cần phải căn cứ vào người ngồi xa loa nhất, để có thể trừ ra sự hao hụt cường độ do khoảng cách, sao cho người đó vẫn có thể nghe được âm thanh. 

Dựa trên tính toán và đo đạc thực tế, chúng ta có bảng tham khảo dưới đây về sự suy giảm cường độ âm thanh theo khoảng cách:

Khoảng cách (mét) 1 2 4 8 16 32 64
Độ suy giảm (dB) 0 -6 -12 -18 -24 -30 -36

Trường hợp nếu khoảng cách quá xa, một giải pháp khác đó là phải trang bị thêm loa ở phía dưới để lan tỏa âm thanh. Tuy nhiên lúc này bạn sẽ phải tính toán đến việc canh độ trễ (delay) cho hệ thống loa của mình phát ra âm thanh đồng đều, cùng lúc.

Su-anh-huong-cua-cuong-do-am-thanh-trong-viec-lua-chon-va-lap-dat-loa-karaoke

Hệ thống dàn karaoke gia đình do MC2 Group phối ghép luôn đảm bảo sự hòa hợp giữa loa và thiết bị khuếch đại

Có thể thấy, khi mua loa bạn không chỉ phải để ý đến công suất mà còn phải tính toán các thông số liên quan đến cường độ âm thanh. Hãy tham khảo những kiến thức trên để lựa chọn loa phù hợp với nhu cầu của bản thân và không gian phòng hát của bạn. Để giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm bạn có thể liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng và nhân viên kỹ thuật của MC2 Group qua Hotline: 0935 22 39 68 để được hỗ trợ tận tình.

MC2 Group

Từ khóa: Sự ảnh hưởng của cường độ âm thanh trong việc lựa chọn và lắp đặt loa karaoke

Bình luận

Tin mới nhất
0901567199