Tìm hiểu về loa âm thanh và cấu tạo của loa
Bạn đang có nhu cầu mua một đôi loa âm thanh cho dàn karaoke gia đình mình, hoặc nâng cấp hệ thống loa âm thanh tại quán karaoke kinh doanh? Nhưng bạn lại chưa hiểu rõ về thiết bị này, không biết cấu tạo của loa như thế nào và e ngại việc lựa chọn nhầm dòng loa âm thanh không phù hợp với nhu cầu sử dụng? Đừng lo lắng mà hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thật kỹ về khái niệm, cấu tạo và cách vận hành của loa âm thanh nhé!
I. Khái niệm về loa âm thanh
Loa âm thanh là gì? Đây là câu hỏi mà MC2 Group thường gặp nhất. Đôi khi ngay cả khách hàng đã sử dụng qua các dòng loa karaoke, loa nghe nhạc,... cũng chưa thật sự hiểu rõ được khái niệm của loa âm thanh là gì.
Bạn có thể hiểu đơn giản, loa âm thanh là một thiết bị có nhiệm vụ phát ra âm thanh. Và đồng thời cũng là khâu cuối cùng của việc truyền tín hiệu của một hệ thống. Có loa âm thanh bạn sẽ nhận được âm thanh to hơn gấp nhiều lần nghe ở thiết bị chính. Đặc biệt hơn nữa là âm thanh nhận được nghe rất êm tai chứ không hề bị rè.
Nhiều bạn nghĩ rằng âm thanh mà truyền đến loa to hơn thì chắc chắn sẽ bị vỡ, rè, không được chuẩn như âm thanh gốc. Nhưng thực tế không phải vậy! Đó là do bạn đã mua phải loa kém chất lượng mới gặp phải tình trạng như thế. Nếu như bạn biết cách chọn loa âm thanh, nắm rõ được cấu tạo của loa thì chắc chắn sẽ không bao giờ gặp tình trạng âm thanh bị rè khi khuếch đại ra loa.
Đôi loa DE Acoustics MH12 chính hãng, chất lượng âm thanh hay
II. Cấu tạo của loa âm thanh như thế nào?
Bạn cần nắm rõ được cấu tạo của loa âm thanh gồm những bộ phận nào từ đó mới biết cách để chọn được cho mình đôi loa tốt nhất. Thông thường, một chiếc loa âm thanh sẽ bao gồm 6 thành phần chính là: củ loa, lỗ dội âm, thùng loa, giắc nối dây, mạch phân tân, phụ kiện.
1/ Củ loa
Củ loa được coi là một trong những bộ phận quan trọng nhất quyết định âm thanh phát ra từ loa có tốt hay không. Người ta thường ví driver (củ loa) như linh hồn của mỗi chiếc loa vậy. Củ loa có tác dụng thông qua chuyển động màng loa để chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh.
Loa có cấu tạo 2 củ loa
Thông thường, tùy thuộc vào mỗi chiếc loa đảm nhận vai trò khác nhau sẽ được xếp thành các dạng khác nhau. Sẽ có 4 dạng sắp xếp của củ loa và đồng thời sự sắp xếp này cũng quyết định đến thiết kế của từng chiếc loa. Ví dụ như loa âm thanh 2-way hay còn được gọi là loa 2 đường tiếng thì thường chỉ có một củ loa và có thêm một midrange thôi. Còn đối với loa âm thanh 3-way hay còn gọi là loa 3 đường tiếng thì sẽ có 3 củ loa.
Loa có cấu tạo 3 củ loa
2/ Lỗ dội âm
Lỗ dội âm có nhiệm vụ làm tăng khả năng tái hiện tần số thấp. Bộ phận này thường được các nhà sản xuất thiết kế thêm vào cho các màng loa hoặc thùng loa nhỏ nhằm giải quyết các vấn đề “thắt cổ chai”. Tùy thuộc vào mỗi nhà sản xuất cũng như là các thiết kế khác nhau thì lỗ dội âm này sẽ có hình dạng đơn hoặc đôi, có thể ở đằng trước loa hoặc cũng có thể ở đằng sau loa.
Lỗ dội âm dạng thanh dọc được bố trí phía sau của loa
3/ Thùng loa
Đây cũng là bộ phận quan trọng của loa âm thanh. Bởi thùng loa có tác dụng chứa tất cả những thành phần trong một hệ thống loa. Không những thế, loa có hoạt động trơn tru hay không cũng phụ thuộc không nhỏ vào không gian bên trong thùng loa.
Không gian bên trong của thùng loa càng lớn thì chất lượng âm thanh sẽ càng nghe trầm êm tai hơn rất nhiều. Ngoài kích thước của thùng loa ra thì chất liệu hoặc độ dày của thùng loa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng âm thanh. Chính vì thế, khi lựa chọn loa, bạn hãy chú ý hơn đến bộ phận này của loa.
Lựa chọn tốt nhất là nên chọn những chiếc loa có thùng loa được làm bằng gỗ dày đặc, tuy nhiên loại này sẽ đắt tiền hơn những loại thông thường khác. Nếu bạn có mức chi phí đầu tư tầm trung thì có thể chọn thùng loa làm bằng gỗ ép MDF cũng rất tốt.
4/ Mạch phân tần của loa
Mạch phân tần cơ bản sẽ có nhiệm vụ tách các kênh sao cho thành từng dải âm thanh khác nhau để phù hợp với các loại loa tương ứng. Ví dụ như là đối với những kênh có tần số cao thì sẽ phù hợp với loa tweeter và những kênh có tần số thấp sẽ phù hợp với loa bass.
Hình minh họa: Phân tần của loa âm thanh
5./ Jack nối dây
Jack nối dây của loa âm thanh cũng có 2 kiểu cơ bản nhất hiện nay. Một là loại trạm loa có chốt vặn hoặc kẹp, nối trực tiếp lõi đồng của dây loa vào jack. Hai là các jack kết nối Speakon dạng tròn, loại này thường thấy trên các dòng loa full hoặc loa sân khấu chuyên nghiệp.
Jack nối dây dạng chốt vặn
Jack nối dây dạng chốt kẹp
Jack nối dây cổng Speakon / Canon
Jack nối dây tốt sẽ đảm bảo được sự ổn định của đường truyền tín hiệu. Tùy vào giá thành của loa mà jack nối dây càng xịn. Bởi những chiếc loa chất lượng kém sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất nên jack nối dây cũng không đảm bảo, khiến chất lượng âm thanh mất hay.
6/ Phụ kiện
Các phụ kiện trong loa âm thanh tuy nhỏ bé nhưng nếu như thiếu chúng loa cũng sẽ không thể hoạt động được bình thường. Chính vì thế, các phụ kiện dù là bên trong hay bên ngoài bạn cũng cần lựa chọn thật cẩn thận để đảm bảo được rằng loa âm thanh hoạt động được với chất lượng tốt nhất.
III. Cách vận hành của loa âm thanh
Hiện nay trên thị trường hầu như tất cả các loại loa âm thanh đều theo một xu hướng thiết kế đơn giản nhất. Phía sau loa thông thường đều có một nam châm vĩnh cửu dạng hình tròn. Nam châm đó được gắn trong một khung cố định.
Nam châm vĩnh cửu gắn trên củ loa
Sau khi loa được điện dẫn vào thì các cuộn đồng ở trong nam châm sẽ rung lên làm thay đổi điện trường. Một màng chắn sẽ được dính với cuộn đồng này, thường được làm bằng plastic hoặc giấy. Màng này rung lên làm cho không khí trước loa di chuyển. Lúc này sóng âm đã được tạo ra. Chính sóng âm này đã tạo nên âm thanh mà bạn nghe được.
Màng chắn sẽ rung xa ra nam châm nếu như dòng điện lưu động theo một hướng. Và ngược lại, nếu màng chắn rung ngược gần về nam châm thì dòng điện sẽ lưu động theo hướng ngược lại. Sóng âm mà loa tạo ra phải trùng khớp với sự lưu động của dòng điện.
Dòng điện lưu động mỗi giây vài chục lần đối với âm trầm (tần số thấp). Còn dòng điện sẽ phải lưu động mỗi giây lên đến 20 nghìn lần đối với tần số cao. Bên cạnh đó, tần số âm thanh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi kích thước của loa. Loa có kích thước càng lớn thì chuyển động không khí trong loa sẽ càng nhiều, nhưng tốc độ di chuyển sẽ chậm hơn. Ngược lại, kích thước của loa càng nhỏ tốc độ di chuyển sẽ càng nhanh hơn.
Như vậy, MC2 Group đã cung cấp cho bạn một số thông tin về loa âm thanh là gì cũng như một vài cấu tạo, cách vận hành của loa âm thanh như thế nào. Hy vọng rằng với những thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn. Nếu như bạn còn băn khoăn, thắc mắc về bất cứ vấn đề nào liên quan thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0935 22 39 68 để được tư vấn, giải đáp miễn phí nhanh nhất nhé.
-
Loa DE Acoustics MH12 (Bass 30cm)
Giá 27.500.000₫ -
Loa DE Acoustics MH10 (Bass 25cm)
Giá 18.000.000₫ -
Main E3 TX6400 Pro 4 kênh 800w
Giá 23.400.000₫ -
Amply E3 D2500
Giá 9.900.000₫ -
Dàn karaoke gia đình hay
Giá 41.399.000₫ -
Dàn karaoke gia đình JBL
Giá 46.900.000₫ -
Dàn karaoke gia đình VIP
Giá 72.190.000₫ -
Dàn karaoke kinh doanh phòng VIP
Giá 171.900.000₫ -
Dàn Karaoke Gia Đình E3 Audio
Giá 31.199.000₫ -
Dàn karaoke kinh doanh E3 Option 01
Giá 120.150.000₫ -
Dàn karaoke gia đình giá rẻ
Giá 18.990.000₫ -
Dàn Karaoke Kinh Doanh 2020
Giá 75.490.000₫
Bài viết liên quan
-
Loa Karaoke DE Acoustics Của Nước Nào ?
03/01/20251652269455 -
Top 5 Đầu Karaoke Hát Online Được Yêu Thích Nhất Năm 2019
03/01/20251652269455 -
Giải Pháp Nâng Cấp Đầu Karaoke Cũ Không Cần Thay Đầu
03/01/20251652269455 -
Cách Chỉnh Amply Karaoke Gia Đình Chuẩn Nhất
03/01/20251652269455 -
Loa Được Nhiều Chủ Quán Karaoke Tin Dùng De Acoustics MH12
03/01/20251652269455 -
3 Bí quyết chọn mua dàn karaoke gia đình hay nhất 2020
03/01/20251652269455
Bình luận